Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Hành trình nguyên liệu Việt xuất hiện cùng tên tuổi của những ông lớn ngành F&B: Từ những viên gạch đầu tiên đến viễn cảnh đầy tươi sáng

Bạn hình dung thế này: Nếu sở hữu một khu vườn nhỏ, hoặc góc ban công đặt vài chậu đất trồng, bạn tự tay nuôi trồng các loại rau củ cho chúng lớn lên, rồi thu hoạch và nấu thành những bữa cơm Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog ngon lành. Đó gọi là sự an tâm, an tâm khi chính bạn là người kiểm soát chất lượng hữu cơ của rau củ, an tâm khi bạn biết gia đình đang được ăn những thực phẩm “đạt tiêu chuẩn” của riêng bạn.

Sự kỳ vọng của những thương hiệu F&B về các nguồn cung ứng nguyên liệu cho cỗ máy khổng lồ của họ cũng như vậy. Có chăng, sự an tâm của chúng ta khi tự nuôi trồng nếu là 1, thì họ cần gấp 30, 50 lần lên thì mới có thể “an tâm”. Vậy nên để đạt được vị trí đó, các bên đối tác đều phải có chất lượng đảm bảo, quy trình vận hành đủ tiêu chuẩn và cả “gặp thời” nữa. Thế mới thấy những nguyên liệu của các nông trại, nhà máy Việt Nam khi được xuất hiện trong nguồn cung của các thương hiệu F&B quốc tế là một điều lớn lao đến mức nào.

Không chỉ là chuyện ăn uống chất lượng, mà còn là sự khẳng định uy tín của hàng Việt. Các ông lớn “an tâm” về hàng Việt, sự an tâm đó không khác chúng ta là mấy, nhưng là ở quy mô siêu vĩ đại hơn.

Hành trình nguyên liệu Việt đi từ nông trại, nhà máy đến bàn ăn của các ông lớn ngành F&B thế giới

Đó là một hành trình dài và không phải lúc nào cũng thuận lợi.

Các thương hiệu F&B (cafe, nhà hàng, fastfood, nước ngọt…) quốc tế tiến vào thị trường Việt Nam từ sau những năm 1990, tới nay đã khoảng 30 năm. Một trong những đơn vị Việt tiên phong trở thành đối tác cung ứng cho các thương hiệu nước ngoài là ABC Bakery, với việc cung cấp độc quyền bánh mì cho các brand fastfood. Doanh số của ABC Bakery từ việc cung ứng bánh burger cho thương hiệu F&B quốc tế cũng tăng theo từng năm, ban đầu chỉ là 2%, nhưng sau 10 năm (2013) đã vọt lên 25%.

Hành trình nguyên liệu Việt xuất hiện cùng tên tuổi của những ông lớn ngành F&B: Từ những viên gạch đầu tiên đến viễn cảnh đầy tươi sáng - Ảnh 1.

Khi McDonald’s gia nhập thị trường Việt Nam đầu năm 2014, doanh số của ABC Bakery lại tiếp tục được dự đoán tăng mạnh. Nhưng để đạt được thoả thuận đó, thương hiệu của “Vua bánh mì” Kao Siêu Lực cũng đã phải tổ chức từng dây chuyền sản xuất riêng, đảm bảo công thức bí mật và bị kiểm duyệt gắt gao từ từng nhãn hàng quốc tế.

Hành trình nguyên liệu Việt xuất hiện cùng tên tuổi của những ông lớn ngành F&B: Từ những viên gạch đầu tiên đến viễn cảnh đầy tươi sáng - Ảnh 2.

McDonald's đã sử dụng vỏ bánh hamburger (buns) được sản xuất bởi thương hiệu ABC Bakery khi gia nhập thị trường Việt Nam. Ảnh @quanmains.

Sự tăng trưởng doanh thu của ABC khi làm nhà cung ứng dù chỉ là một nguyên liệu nhỏ cũng đủ thấy hành trình gian lao của thực phẩm Việt để được xuất hiện trong các thương hiệu F&B quốc tế. 

Tương tự như vậy, tương ớt - tương cà Cholimex thâm nhập vào Pizza Hut, Gà Tươi 3F trở thành nhà cung cấp thịt gà cho hệ thống Jolibee… cũng là những quá trình dài, cần nhiều sự chuẩn bị để đảm bảo cạnh tranh trong một thế giới phẳng.

Thứ các thương hiệu F&B nước ngoài cần là sự bình ổn về giá cả, chất lượng cao, nguồn cung ứng tại chỗ…, để thoả mãn các nhu cầu này, mỗi đơn vị cung ứng Việt Nam đều đã nỗ lực để chinh phục và có những thành công bước đầu như vậy. Những lát bánh, những miếng thịt gà, chai nước sốt… đã đặt những viên gạch vững chắc cho hành trình nguyên liệu Việt đi từ nông trại, nhà máy đến bàn ăn của các ông lớn ngành F&B thế giới

Bằng sự đầu tư bài bản, tập trung chất lượng, nguyên liệu Việt có thể tiến xa hơn nữa

Bằng chứng là từ 2017 trở về đây, việc các nguyên liệu Việt đứng sau tên tuổi của các ông lớn ngành F&B đã phổ biến hơn và ngày càng thuận lợi hơn. Đó là quá trình tích luỹ sản xuất, quy trình và rút kinh nghiệm từ những đơn vị đi trước để áp ứng được tiêu chuẩn của các ông lớn.

Dám đầu tư, nâng cấp, thương lượng và cạnh tranh công bằng, nguyên liệu Việt đã chen chân vào hệ thống của các brand nước ngoài lớn, vượt qua thị phần fastfood ban đầu. Dalat Milk là đối tác cung cấp sữa tươi cho hàng loạt đế chế như Starbucks, Häagen-Dazs, The Coffee Bean and Tea Leaf, Angel-in-us Coffee… Cà phê Vietnam Dalat cũng được đưa vào danh mục nguyên liệu và thành phẩm chế biến của Starbucks. Pizza 4P’s đã xây dựng các nông trại để trực tiếp thu hoạch rau củ và thảo mộc ở Việt Nam theo mô hình “From Farm To Table”, loại cua được sử dụng trong món mì cua “thần thánh” của Pizza 4P’s chính là cua thịt Cà Mau...

Hành trình nguyên liệu Việt xuất hiện cùng tên tuổi của những ông lớn ngành F&B: Từ những viên gạch đầu tiên đến viễn cảnh đầy tươi sáng - Ảnh 3.

Dalat Milk đang là lựa chọn của nhiều thương hiệu F&B quốc tế khi vào Việt Nam. Ảnh @kul.lntruong.

Các nông trại địa phương và khoảng vườn tự trồng của các nhà hàng Pizza 4P's. Ảnh: Pizza 4P's Fanpage, Khả Lạc.

Nguyên liệu Việt ngày càng trở thành nguồn cung ứng lâu dài của nhiều thương hiệu F&B quốc tế hơn khi gia nhập thị trường Việt Nam. Điều đó minh chứng cho hai điều: chất lượng của hàng Việt được ghi nhận, và các đơn vị cung ứng Việt Nam luôn không ngừng cải thiện, phát triển chất lượng đó để cạnh tranh và đưa hàng Việt gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Yêu Việt Nam, tự hào nguyên liệu Việt Nam!

Tháng 07/2015, lần đầu tiên cà phê Việt Nam được bày bán trong dòng sản phẩm cao cấp Reserve của Starbucks tại Mỹ và một số quốc gia khác. Cụ thể, đó là loại cà phê được trồng ở Đà Lạt, sản phẩm cũng có tên ghi rõ “Starbucks Reserve Vietnam Da Lat”, với giá bán hơn 12,5 USD cho gói 250gr (giá thời điểm 2015). “Starbucks Reserve Vietnam Da Lat làm rạng danh truyền thống và di sản cà phê giàu có của Việt Nam, cũng như các hộ nông dân tại địa phương, những người đã đưa cà phê thượng hạng Arabica ra thị trường toàn cầu”, bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam đã chia sẻ về bước tiến của cà phê Đà Lạt khi đó.

Hành trình nguyên liệu Việt xuất hiện cùng tên tuổi của những ông lớn ngành F&B: Từ những viên gạch đầu tiên đến viễn cảnh đầy tươi sáng - Ảnh 5.

Sản phẩm Starbucks Reserve Vietnam Da Lat được bày bán tại các cửa hàng Starbucks quốc tế với bao bì đậm chất Việt Nam. Ảnh: Starbucks Vietnam.

Ra mắt năm 2011, Marou đã làm chao đảo thị trường chocolate toàn cầu và trở thành loại chocolate ngon nhất thế giới theo đánh giá của tờ The New York Times, cũng như bình chọn của trang web du lịch hàng đầu Tripadvisor.com. Điều đặc biệt, Marou là một thương hiệu chocolate đến từ Việt Nam, khi nguyên liệu của Marou là hạt cacao được trồng ở các vùng khác nhau trên khắp đất Việt. Những nhà sáng lập của Marou đã nhìn thấy tiềm năng trong chất lượng hạt cacao trồng tại vùng đất nhiệt đớt gió mùa này và đã đem thương hiệu chocolate “made in Vietnam" nổi tiếng toàn cầu.

Hành trình nguyên liệu Việt xuất hiện cùng tên tuổi của những ông lớn ngành F&B: Từ những viên gạch đầu tiên đến viễn cảnh đầy tươi sáng - Ảnh 6.

Marou,chocolate made in Vietnam - chocolate ngon nhất thế giới. Ảnh: MAROU, Faiseurs de Chocolat.

Hai ví dụ trên là mình chứng cho bước tiến của nguyên liệu Việt Nam, vượt ra khỏi thị trường F&B trong nước để rạng ranh ở quy mô toàn cầu, tiếp ứng những xu hướng phát triển biền vững và chất lượng. Chúng ta hoàn toàn có thể tự hào và tin tưởng, khi hàng Việt đạt chất lượng đẳng cấp quốc tế!

“Từ nông trại tới bàn ăn” (From Farm To Table) đang dần trở thành xu hướng phát triển bền vững của ngành ẩm thực hiện nay. Những nguyên liệu sạch, hữu cơ có nguồn gốc rõ ràng và, được chế biến ngay sau khi thu hoạch từ nông trại đang ngày càng được đón nhận, trong bối cảnh thực phẩm sử dụng hóa chất tràn lan.

Nguyên liệu Việt Nam không nằm ngoài xu hướng phát triển đó. Các doanh nghiệp, đơn vị cung ứng đều thấu hiểu và không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ để đáp ứng dòng chảy thị trường và cạnh tranh lành mạnh trong thế giới phẳng. Thông qua các ông lớn F&B khi đặt cơ sở trong nước, nguyên liệu Việt có đà để tiến xa hơn trong hệ thống cung ứng quốc tế, đáp ứng sự “an tâm” của những thị trường khó tính nhất, làm rạng danh đầy tự hào “Hàng Việt Nam chất lương cao”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét